Tìm hiểu ngôn ngữ Champa và quá trình hình thành tiếng Chăm

Mã Lai có mặt trên lãnh thổ Champa xưa kia đã sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ thuộc gia đình Mã Lai Ða Ðảo Qua các tiến trình phát triển, ngôn ngữ này đã biến thành một gia đình ngôn ngữ mới trong đó có tiếng và các thổ ngữ cùng chung một nguồn gốc với tiếng Chăm, như tiếng Jarai, Êđê, Churu, Raglai, Hroi, được sử dụng bởi các dân cư của vùng cao thuộc miền Bắc - Trung của bán đảo Ðông Dương.

Tiếng Chăm có mặt từ khi nào?

Tiếng Chăm đã có mặt tại vương quốc Champa vào thế kỷ thứ IV. Xưa kia, tiếng Chăm là ngôn ngữ được lưu hành từ Hoành Sơn đến vùng Biên Hòa. Nhưng hôm nay, ngôn ngữ Chăm chỉ còn lưu hành tại các thôn ấp người Chăm trong hai tỉnh Ninh thuận và Bình Thuận cũng như tại thung lũng Nam Vang và chung quanh tỉnh Kampot của Kampuchea.

Tiếng Chăm thuộc gia đình ngôn ngữ Mã Lai Ða Ðảo mặc dù chứa đựng một số yếu tố thuộc gia đình Châu Á Ngữ. Ngôn ngữ Chăm đã phát triển theo đà tiến hóa rõ ràng, đặc biệt nhất là sự xuất hiện các phụ âm phát từ trước cổ họng và việc vay mượn nhiều từ của Phạn ngữ, Việt ngữ và tiếng Khmer, để rồi hôm nay tiếng Chăm không gần gũi với tiếng Mã Lai như xưa kia nữa.

Ngôn ngữ Chăm cổ đại được khắc trên bia đá

Ngôn ngữ Chăm cổ đại được khắc trên bia đá

Ngôn ngữ Chăm xuất hiện lần đầu tiên trên một bia ký viết bằng tiếng Chăm cổ đại được phát hiện gần Trà Kiệu trong tỉnh Quảng Nam - Ðà Nẵng hiện nay.

Chữ viết của tấm bia này phát sinh từ chữ viết Devanagari của Ấn Ðộ mà vương quốc Champa thường dùng để khắc trên các bia đá song song với tiếng Phạn cho đến thế kỷ thứ XV, tức là niên đại đánh dấu cho sự biến mất hoàn toàn tiếng Chăm cổ đại để thay thế vào đó chữ Chăm trung đại và sau là chữ Chăm cận đại tập trung bốn dạng khác nhau gọi là: akhar rik, akhar yok, akhar tuel và akhar srah Chữ Chăm cận đại thường được sử dụng trước tiên trên mặt lá buông sau đó trên giấy.

Tại Việt Nam hôm nay, ngôn ngữ viếtngôn ngữ nói của người Chăm có nhiều sự khác biệt đáng kể. Ngôn ngữ viết Chăm đã trải qua nhiều tiến trình phát triển nhưng còn giữ nguyên những yếu tố cơ bản rất gần gũi với hệ nguyên thủy của ngôn ngữ Mã Lai Ða Ðảo trong khi đó ngôn ngữ nói của dân tộc này thì bị đơn tiết hóa qua các cuộc tiếp xúc với tiếng Việt mà người Chăm đã học trong các trường lớp và sử dụng nó như tiếng phổ thông hằng ngày.

Tại Campuchia, tiếng nói và chữ viết mà người Chăm đang sử dụng đã chịu ảnh hưởng sâu đậm tiếng Khmer.

Mẫu tự và số của ngôn ngữ Chamic

Mẫu tự và số của ngôn ngữ Chamic

Trên Tây Nguyên, trong thời kỳ này dân cư Champa sử dụng hai ngôn ngữ rất khác biệt nhưng chưa có chữ viết, đó là hệ ngữ thuộc nhóm Chamic thuộc gia đình ngôn ngữ Mã Lai Ða Ðảo như tiếng Jarai, Êđê, Churu, Raglai và Hroi và một hệ ngữ khác, cũng khá quan trọng, của nhóm Môn-Khmer thuộc gia đình ngôn ngữ Ðông Nam Á - Châu.

Ngôn ngữ Jarai, Êđê, Churu, Raglai và Hroi thuộc nguồn gốc Mã Lai Ða Ðảo nhưng rất gần gũi với tiếng Chăm cổ đại hơn là tiếng Chăm cận đại. Ngôn ngữ này là tiếng nói rất thịnh hành trên khu vực Tây Nguyên so với ngôn ngữ thuộc gia đình Ðông Nam Á - Châu.

Những bia ký viết bằng ngôn ngữ Champa cổ đại và Phạm ngữ cho rằng những người sinh sống trên Tây Nguyên là dân tộc sử dụng ngôn ngữ Chamic, có sự liên hệ rất gần gũi với ngưởi Chăm ở đồng bằng kể từ thế kỷ thứ XII, trong khi đó văn chương truyền khẩu của dân tộc Tây Nguyên dùng ngôn ngữ Ðông Nam Á - Châu thường nói đến các mối quan hệ gay gắt trong quá khứ giữa cộng đồng này và sắc dân Chăm sinh sống ở đồng bằng.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục