Kinh ngạc cả vũ trụ thu vào trong một bức ảnh!

Một nghệ sĩ dùng các bản đồ và hình ảnh về vũ trụ để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật siêu thực.

Kinh ngac ca vu tru thu vao trong mot buc anh
Bức ảnh tác phẩm của Budassi, với Thái Dương hệ đóng vai trò trung tâm, dải Ngân hà và các yếu tố khác trong vũ trụ được sắp xếp chính đúng vị trí. (Ảnh: Wikimedia Commons) 

Pablo Carlos Budassi đã dùng các bức ảnh cỡ lớn về vũ trụ và hợp nhất chúng trong một bức ảnh đơn nhất có hình tròn đa sắc và đẹp tới nghẹt thở. Bức ảnh do anh tạo ra có gần như mọi thứ, từ Mặt trời tới thiên hà Andromeda và vật chất dưới dạng plasma, hình thành từ vụ nổ Big Bang cách nay hàng tỷ năm. Để sáng tác bức ảnh về vũ trụ này, anh sử dụng các bản đồ loga được Đại học Princeton tạo ra và các bức ảnh vũ trụ mà Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu được bằng vệ tinh và kính viễn vọng. Bản đồ loga giúp chúng ta hình dung ra các khu vực đặc biệt rộng lớn, như vũ trụ. Trung tâm của bức ảnh là Mặt trời đang tỏa sáng và sau đó mỗi hành tinh lại được đặt đúng chỗ của nó trong Thái Dương Hệ. Budassi đã chụp ảnh rìa ngoài của Dải Ngân hà, vành đai Kuiper, đám mây Oort, ngôi sao Alpha Centauri, các thiên hà gần đó, những gì còn lại của vi sóng vũ trụ, hình thành từ vụ nổ Big Bang... và gộp chúng vào trong bức ảnh. "Sau một lần gấp các hình lục giác cân để chuẩn bị cho sinh nhật của con trai, tôi bắt đầu vẽ các hình ảnh với vũ trụ và hệ Mặt trời đóng vai trò trung tâm" - Budassi nói với trang Tech Insider.

Kinh ngac ca vu tru thu vao trong mot buc anh-Hinh-2
Bức ảnh này nêu bật Thái Dương hệ của chúng ta, với Mặt trời nằm chính giữa tâm ảnh và các hành tinh ở xung quanh (Ảnh: Wikimedia Commons

"Hôm đó, ý tưởng về một hình ảnh dựa trên tỷ lệ loga đã hình thành trong đầu tôi. Ngày hôm sau, tôi đã có thể tạo ra nó bằng phần mềm photoshop, sử dụng các hình ảnh từ NASA và một số khác do tôi tạo ra." Các nhà nghiên cứu từ Đại học Princeton đã tạo ra những bản đồ loga của họ bằng cách dùng dữ liệu từ Đài quan sát thiên văn Sloan Digital Sky Survey (SDSS). Đài này sử dụng một kính viễn vọng quang học góc rộng với đường kính 2,5 mét, nằm ở Điểm quan sát Apache tại New Mexico.   Các bản đồ 3 chiều chi tiết của họ gồm hơn 3 triệu vật thể khác nhau trong vũ trụ. SDSS cũng đo đạc hình ảnh của hàng chục triệu thiên hà và xác định vị trí ba chiều của khoảng 500.000 vật thể. Vũ trụ của chúng ta được tạo ra cách đây 13,75 tỷ năm và kể từ đó nó đã liên tục lớn lên với tốc độ nhanh. Các nhà khoa học tin rằng các photon cổ nhất mà họ nghiên cứu đã di chuyển từ 45 tới 47 tỷ năm ánh sáng, tức là chúng ra đời từ thời kỳ vũ trụ mới hình thành hoặc từ khi xảy ra vụ nổ Big Bang. Nó cũng có nghĩa vũ trụ mà chúng ta biết tới hiện có chiều rộng khoảng 93 tỷ năm ánh sáng. Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu công nghệ California gần đây cũng cho biết, dựa vào việc nghiên cứu các tín hiệu gửi về từ rìa từ những nơi xa xôi nhất trong không gian, họ thấy kết cấu vũ trụ của chúng ta đang bị xáo trộn bởi một vũ trụ hoàn toàn khác. Thậm chí họ còn có thể tính toán được rằng vũ trụ thứ hai này hình thành vài trăm ngàn năm sau vụ nổ Big Bang.

Theo VnTinnhanh
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục