Lời vĩnh biệt của nhân loại dành cho Trái Đất: "Địa ngục" khắc nghiệt nào đang chờ chúng ta?

"Hơi nước trên Trái Đất sẽ bị hút vào không gian, các đại dương sẽ sục sôi và loài người phải nói lời vĩnh biệt với sự sống và Trái Đất..."

Lời vĩnh biệt của nhân loại dành cho Trái Đất:

Hành tinh của chúng ta đã trải qua rất nhiều thay đổi kể từ khi nó hình thành khoảng 4,6 tỷ năm trước. Trái Đất từng là nơi có đại dương magma nóng rẫy, biển ngập toàn cầu và những tảng băng siêu khổng lồ. Tương lai, "địa ngục" ấy còn khắc nghiệt hơn (đọc mục 6 và 7).

Nghe qua thì giống như giới khoa học đang nói đến sao Kim hay những tinh cầu khắc nghiệt ngoài vũ trụ xa xôi. Nhưng không! Đó là những gì Trái Đất của chúng ta trải qua trước khi trở nên lý tưởng như lúc này/cũng như sắp trải qua trong tương lai vài tỷ năm nữa dưới con mắt của các nhà khoa học.

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

12 sự thật kỳ lạ và thú vị về vũ trụ: Bạn đã biết bao nhiêu trong số đó?

1. Mustafar: Tinh cầu magma

Sau hậu quả của một thiên thạch có kích thước khổng lồ đâm vào sao Hỏa, vụ va chạm sau đó hình thành Mặt Trăng của Trái Đất 4 tỷ năm trước, Trái Đất lúc đó bị bao phủ trong một đại dương magma (đá nóng chảy) nóng rẫy.

Lời vĩnh biệt của nhân loại dành cho Trái Đất: Địa ngục khắc nghiệt nào đang chờ chúng ta? - Ảnh 1.

Ảnh: DIEGO BARUCCO / SHUTTERSTOCK

Hệ Mặt Trời ban đầu là một nơi hỗn loạn. Khi các hành tinh bên ngoài củng cố quỹ đạo của chúng, chúng "ném" các tiểu hành tinh và thiên thạch văng khắp Hệ Mặt Trời. Những tiểu hành tinh này đã va đập vào Trái Đất, làm tan chảy hành tinh và khuấy động hoạt động của núi lửa. Các nhà nghiên cứu tin rằng "địa ngục" này kéo dài hàng thiên niên kỷ.

Có bằng chứng cho thấy những tác động này thực sự mang lại các thành phần hóa học cần thiết để hình thành sự sống.

Giờ đây, các nhà khoa học đang tìm kiếm những thế giới rực lửa ở những góc khác của Hệ Mặt Trời để tìm manh mối về quá khứ xa xôi của hành tinh chúng ta.

2. Kamino: Tinh cầu nước

Khoảng 3 tỷ năm trước, bề mặt Trái Đất gần như bị bao phủ hoàn toàn bởi nước.

Lời vĩnh biệt của nhân loại dành cho Trái Đất: Địa ngục khắc nghiệt nào đang chờ chúng ta? - Ảnh 2.

Ảnh: NASA'S GODDARD SPACE FLIGHT CENTER / CHRIS SMITH

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã viết trong một bài báo xuất bản vào tháng 3/2020 trên tạp chí Nature Geoscience rằng, Trái Đất cách đây 3 tỷ năm giống như một tinh cầu toàn nước, khi đó các lục địa chưa nổi lên mà ngập chìm trong đại dương.

Nghiên cứu này cung cấp một trong những điều kiện môi trường nguyên thủy quan trọng đối với nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất, cũng như gợi ý điều tương tự ở những hành tinh xa xôi khác.

3. Hoth: Quả cầu tuyết khổng lồ

Lời vĩnh biệt của nhân loại dành cho Trái Đất: Địa ngục khắc nghiệt nào đang chờ chúng ta? - Ảnh 3.

Ảnh: CHRIS BUTLER / SCIENCE SOURCE

Các nhà nghiên cứu tin rằng khoảng từ 720 triệu đến 635 triệu năm trước Trái Đất rơi vào kỷ băng hà toàn cầu và bề mặt hành tinh của chúng ta bị bao phủ trong những tảng băng khổng lồ. Họ đã đặt tên cho giai đoạn này là "Quả cầu tuyết".

Các nhà nghiên cứu sau khi kết hợp thử nghiệm tại các vùng hẻo lánh của Úc, Thung lũng chết (Mỹ) và sa mạc Namib (Nam Phi) đã tạm thời kết luận, điều này đã xảy ra không chỉ một lần mà là hai lần trong lịch sử Trái Đất.

4. Dagobah: Nhà kính khổng lồ

Trong thời gian Paleocene-Eocene nhiệt tối đa (PETM) - diễn ra từ 55 triệu đến 56 triệu năm trước - Trái Đất giống như một nhà kính khổng lồ.

Lời vĩnh biệt của nhân loại dành cho Trái Đất: Địa ngục khắc nghiệt nào đang chờ chúng ta? - Ảnh 4.

Hiểu đơn giản, PETM liên quan đến mức tăng hơn 5 độ C trong suốt 20.000 năm, nguyên nhân được thúc đẩy bởi hơn 2000 gigatons (một gigaton là một tỷ tấn) carbon vào khí quyển.

Ở một số nơi, nhiệt độ Trái Đất tăng đến đến 10 độ C.

PETM được cho là có liên quan đến sự kiện tuyệt chủng hàng loạt biển sâu lớn nhất trong 93 triệu năm qua và sự đa dạng hóa đáng kể của sự sống trong đại dương bề mặt và trên đất liền. Thời đó, Trái Đất chứa đầy những sinh vật lạ phát triển trong khí hậu ấm áp. Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất đạt tới 23 độ C, theo nghiên cứu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Theo cảnh báo không ngừng của các chuyên gia khí hậu, nếu con người tiếp tục thải khí gây hiệu ứng nhà kính ồ ạt như vậy ra bầu khí quyển thì chính con người đang đưa Trái Đất trở về thời kỳ khí hậu đáng sợ này nhưng với mức nhiệt lớn hơn rất nhiều.

5. Coruscant: Trái Đất hôm nay

Lời vĩnh biệt của nhân loại dành cho Trái Đất: Địa ngục khắc nghiệt nào đang chờ chúng ta? - Ảnh 5.

Ảnh: DIMA ZEL / SHUTTERSTOCK

Không lâu sau khi Trái Đất hình thành (cách đây 4,5 tỷ năm), sự sống đã tồn tại trên hành tinh chúng ta. Bằng chứng hóa thạch vi khuẩn lam ở Greenland được xem là lâu đời nhất có niên đại 3,7 tỷ năm đã nói lên điều đó. Dần dần, theo thời gian con người xuất hiện.

Nếu gói gọn toàn bộ lịch sử Trái Đất 4,5 tỷ năm là một chiếc đồng hồ 24 giờ, thì con người xuất hiện vài giây trước khi nửa đêm (người hiện đại chúng ta xuất hiện lúc 23 giờ 59 phút 56 giây).

Từ đó đến nay, cùng với những phát minh vượt bậc, con người ngày càng khám phá được nhiều bí mật của Trái Đất và các hành tinh trong Thái Dương Hệ. Tuy nhiên, mặt trái của sự xuất hiện của loài người là gánh nặng ô nhiễm, biến đổi khí hậu và khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên của con người.

Hiện nay, giới khoa học dành rất nhiều thời gian và tâm sức để cảnh báo, kêu gọi hành động của con người vì Trái Đất. Vậy đâu là 'lời tiên tri' khoa học dành cho Trái Đất trong nhiều tỷ năm tiếp theo?

6. Tatooine: Trái Đất trong 3,5 tỷ năm nữa

Lời vĩnh biệt của nhân loại dành cho Trái Đất: Địa ngục khắc nghiệt nào đang chờ chúng ta? - Ảnh 7.

Ảnh: WIKIPEDIA

Khi Mặt Trời của chúng ta đi đến giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, Trái Đất sẽ "ngồi trên ghế nóng" theo đúng nghĩa đen. Ngôi sao chủ của chúng ta hiện là một sao lùn màu vàng, nhưng trong khoảng 5,4 tỷ năm, các nhà thiên văn học tin rằng nó sẽ bắt đầu mở rộng thành một "người khổng lồ đỏ".

Nó sẽ trở nên sáng hơn 40%, đe dọa trực tiếp đến sự sống trên Trái Đất. Hơi nước trên hành tinh của chúng ta sẽ bị hút vào không gian, các đại dương sẽ sục sôi lên và chúng ta có thể vĩnh biệt những tảng băng cực, vĩnh biệt sự sống và Trái Đất, Universe Today cho biết. Hành tinh của chúng ta cuối cùng trông rất giống sao Kim ngày nay - 'địa ngục' khắc nghiệt nhất trong Hệ Mặt Trời.

7. Alderaan: Trái Đất trong 7,6 tỷ năm nữa

Điều gì đến cũng sẽ đến! Trái Đất sẽ đến lúc diệt vong thực sự...

Lời vĩnh biệt của nhân loại dành cho Trái Đất: Địa ngục khắc nghiệt nào đang chờ chúng ta? - Ảnh 8.

Ảnh: Getty

Các nhà thiên văn học tin rằng trong khoảng 7,6 tỷ năm nữa, Trái Đất sẽ bị Mặt Trời nhấn chìm. Trong giai đoạn cuối cùng của giai đoạn khổng lồ đỏ của Mặt Trời, quả bóng heli và hydro sẽ nhấn chìm sao Thủy, sao Kim và cuối cùng là Trái Đất. Sự sống trên nó cũng vì thế tan biến vĩnh viễn theo.

Sao Hỏa và phần còn lại của các hành tinh thoát khỏi kịch bản có thật này. Cuối cùng, Mặt Trời sẽ tiêu tốn toàn bộ năng lượng và sụp đổ thành một sao lùn trắng.

(*) Tên của các giai đoạn Trái Đất được PM lấy theo tên của những khu vực tương tự trong "Star Wars" - loạt tác phẩm hư cấu sử thi không gian của tác giả kịch bản người Mỹ George Lucas.


Theo Tri thức trẻ.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục