Phát hiện mới nhất về siêu Trái Đất GJ 1132b gây kinh ngạc

Theo kết quả nghiên cứu của Viện thiên văn học Max Planck (Đức) và trường Đại học Keele (Anh), siêu Trái Đất GJ 1132b không chỉ là một "thế giới nước dồi dào", nó còn là một hành tinh có khí quyển bao quanh.

Siêu Trái đất GJ 1132b

Theo đó ngoại hành tinh Gliese 1132b nằm ở phía nam chòm sao Thuyền Phàm (Vela), cách Trái Đất của chúng ta 39 năm ánh sáng có khí quyển bao quanh.

Gliese 1132b, quay quanh ngôi sao lùn đỏ

Gliese 1132b, quay quanh ngôi sao lùn đỏ "mẹ" có tên Gliese 1132, nằm ở phía nam chòm sao Thuyền Phàm (Vela), cách Trái Đất của chúng ta 39 năm ánh sáng. 

Việc phát hiện khí quyển bao quanh ngoại hành tinh đất đá lần đầu tiên này đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh của loài người

Nhờ việc sử dụng thiết bị ảnh GROND của kính viễn vọng 2,2 m MPG/ESO ở Chile, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm điều kiện ẩn chứa sự sống tại ngoại hành tinh đất đá này. Bề mặt của Gliese 1132b gần giống như Trái Đất, có 70% bao phủ là silicat và 30% là sắt và một "thế giới nước".

"Những phát hiện này là bước đột phá trong công cuộc nghiên cứu khả năng tồn tại và duy trì sự sống của ngoại hành tinh Gliese 1132b có nhiệt độ nóng hơn Trái Đất nhưng ở đó có cả cả một thế giới nước dồi dào với một bầu khí quyển đầy hơi nóng.

Nếu như trước đây, chúng ta chỉ mới phát hiện bầu khí quyển ở các hành tinh khí thì khám phá bầu khí quyển tại một hành tinh đất đá cho chúng ta niềm hy vọng về một môi trường có khả năng duy trì sự sống trong tương lai.", Tiến sĩ John Southworth thuộc trường Đại học Keele (Anh) nói.

Nhóm nghiên cứu cho biết, kế hoạch sắp tới của họ là tập trung cao độ nghiên cứu siêu Trái Đất Gliese 1132b khi có những "cỗ máy thiên văn đắc lực" như kính viễn vọng Hubble kính thiên văn cực lớn ESO’s và kính James Webb.

Siêu Trái Đất là khái niệm chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có khối lượng lớn hơn Trái Đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.

Siêu Trái Đất là khái niệm chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có khối lượng lớn hơn Trái Đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng. 

Gliese 1132b là một ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao lùn đỏ "mẹ" có tên Gliese 1132. Nó có kích thước gấp 1,4 lần Trái Đất và khối lượng gấp 1,6 lần hành tinh của chúng ta.

Tính cho đến tháng 4/2017, Gliese 1132 b là ngoại hành tinh giống Trái Đất đầu tiên được phát hiện có bầu khí quyển bao quanh.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục