Video: Khoảnh khắc siêu hố đen xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao

 

Video do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố cho thấy khoảnh khắc một ngôi sao bị siêu hố đen lớn hơn Mặt Trời vài triệu lần xé toạc và nuốt chửng.

Cận cảnh một hố đen nuốt chửng ngôi sao

Theo IB Times, video đồ họa do Trung tâm Nghiên cứu Không gian Goddard thuộc NASA sản xuất, hé lộ số phận của ngôi sao khi đến gần hố đen và chịu tác động của lực thủy triều mạnh. Trường hợp này có tên gọi là "sự gián đoạn thủy triều", khi một số mảnh vụn sao lao vụt đi ở tốc độ cao trong khi phần còn lại rơi vào hố đen, tạo ra vầng ánh sáng năng lượng cao dạng tia X lưu lại vài năm.

Video đồ họa ra đời dựa trên những phát hiện từ bộ ba kính viễn vọng xoay quanh quỹ đạo Trái Đất tên Chandra X-ray Observatory, Swift Gamma-ray Burst Explorer và XMM-Newton, có nhiệm vụ thu thập những phần dữ liệu khác nhau về môi trường khắc nghiệt xung quanh hố đen.

Video: Khoảnh khắc siêu hố đen xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao
Cảnh lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao. (Ảnh chụp từ clip).

Trường hợp gián đoạn thủy triều mà các kính viễn vọng đang theo dõi là ASASSN-14li, gắn liền với một siêu hố đen có trọng lượng lớn gấp vài triệu lần so với Mặt Trời. Nó nằm ở trung tâm của PGC 043234, dải ngân hà cách Trái Đất khoảng 290 triệu năm ánh sáng.

Jon Miller, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Michigan ở Ann Arbor, chia sẻ về tầm quan trọng của các phát hiện trên tạp chí Nature hôm 21/10. "Chúng tôi đã quan sát dấu hiệu của một số trường hợp gián đoạn thủy triều trong các năm và phát triển nhiều quan điểm về hiện tượng này. ASASSN-14li mang đến cơ hội tốt nhất từ trước đến nay để chúng tôi thực sự hiểu rõ những gì xảy ra khi hố đen xé rách một ngôi sao", Miller nói.

Các nhà thiên văn hy vọng có thể tìm ra nhiều trường hợp như ASASSN-14li để kiểm tra mô hình lý thuyết về cách hố đen tác động đến môi trường xung quanh.

 

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục