Vô hiệu hóa Windows Defender sẽ khó hơn nữa trong bản cập nhật tới của Microsoft

Microsoft lặng lẽ thực hiện một thay đổi trong trình antivirus có sẵn trên Windows 10

Không có gì quá ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều người quyết định gắn bó với Windows Defender, gạt đi những sản phẩm thay thế, bởi giải pháp của Microsoft không chỉ đi kèm với Windows 10 mà còn cung cấp khả năng bảo mật sâu vào hệ điều hành, chẳng phải cần đến bất kỳ thay đổi nào khác về phần mềm.

Dẫu vậy, có những người dùng vẫn muốn vô hiệu hóa Windows Defender vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như việc tích hợp sâu vào Windows 10 đã khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn.

Đương nhiên, bạn có thể nhấp chuột phải vào biểu tượng Windows Defender trong khay hệ thống hoặc vào ứng dụng Settings để tắt nó. Nhưng vì phần mềm chống virus này được tích hợp sâu vào trong Windows 10, Microsoft đã khiến việc này khó thực hiện hơn. Đây là một cách tiếp cận gây tranh cãi và gã khổng lồ phần mềm này vẫn chưa đưa ra lời giải thích hợp lý cho điều đó.

Tuy nhiên, những người dùng thành thạo vẫn có thể vô hiệu hóa Windows Defender bằng một thay đổi trong registry với key chuyên dụng có tên là DisableAntiSpyware. Các phần mềm bên thứ 3 xác nhận, họ cũng vô hiệu hóa trình chống virus gốc bằng registry key này. Thế nên, về mặt kỹ thuật, bạn có thể tắt Windows Defender thủ công hoặc tự động.

Dẫu vậy, một số thành viên của trang web Deskmodder ở Đức đã phát hiện ra rằng, registry key này hiện đã bị chặn sau các bản cập nhật gần đây. Nói cách khác, nếu muốn "lợi dụng" registry để loại bỏ Windows Defender, phương pháp này sẽ không còn hoạt động được nữa. Tuy nhiên, điều thú vị là bạn vẫn có thể cài đặt các sản phẩm của bên thứ 3 mà không gặp bất cứ vấn đề nào.

Microsoft chưa công bố công khai thay đổi này.

Windows Defender được Microsoft tung ra vào hồi năm 2012 với mục đích trở thành trình antivirus đơn giản nhất đối với hầu hết mọi người dùng.

Windows Defender được cung cấp dưới dạng giải pháp chống virus tích hợp mặc định, chạy 24/7 trên mọi thiết bị Windows 8. Tuy nhiên, nếu người dùng quyết định cài đặt các sản phẩm bảo mật từ bên thứ 3, Windows Defender sẽ tự động bị vô hiệu hóa để tránh những vấn đề về xung đột. Do đó, nhiệm vụ bảo mật thiết bị của bạn sẽ là trọng trách to lớn cho phần mềm antivirus bên thứ ba mà bạn đã cài đặt.

Mặt khác, trong trường hợp người dùng quyết định gỡ bỏ sản phẩm của bên thứ 3 vì bất cứ lý do gì, Windows Defender sẽ ngay lập tức được kích hoạt lại. Tất cả đều nhằm mục đích giữ cho dữ liệu trên thiết bị được bảo vệ 24/7. Bằng cách này, sẽ có 1 trình chống virus luôn chạy trên thiết bị mọi lúc, bất kể đó là bên thứ nhất hay thứ 3.

Trong Windows 10, Windows Defender đã được "cải cách" để trở thành một hub bảo mật trung tâm, có tên là Windows Security. Điều này giúp hợp nhất mọi thứ liên quan đến các tính năng bảo mật vào cùng 1 nơi trên hệ điều hành. Đây là nơi mà bạn không chỉ sẽ tìm thấy công cụ chống virus cùng nhiều chế độ quét, mà còn cả quyền kiểm soát phụ huynh hay thông tin về tình trạng thiết bị.

Windows Security vẫn sẽ xuất hiện trong một biểu tượng chuyên dụng trong khay hệ thống nhưng không thể tắt nó, bởi Windows Defender vẫn luôn chạy trên thiết bị bất cứ lý do gì. Giờ đây, việc vô hiệu hóa phương pháp registry key sẽ khiến quá trình tắt Windows Defender trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục