Phát hiện vi khuẩn chịu được điều kiện sống trên sao Hỏa
Tên khoa học của vi khuẩn là Planococcus halocryophilus. Khám phá này giúp giới khoa học có thêm hi vọng tìm thấy sự sống trên sao Hỏa.
Loại vi khuẩn nói trên có khả năng sống sót trong một chất hóa học tên là perchlorate - được tìm thấy ở nhiều loại đất của sao Hỏa. Perchlorate làm giảm đáng kể điểm mức đóng băng của nước và mang độc tính rất cao.
Vi khuẩn Planococcus halocryophilus, vốn tồn tại trong lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, còn được cho rằng sẽ "bình yên" ngay cả trên sao Diêm Vương và các vệ tinh quay xung quanh sao Thổ và sao Mộc.
Các nhà khoa học tại Đại học Kỹ thuật Berlin, Đại học Tufts, Đại học hoàng gia London và Đại học bang Washington đã thử nghiệm khả năng chịu đựng của chúng trong môi trường Natri, Magiê và canxi clorua, cũng như perchlorate.
Nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu khả năng sống sót của vi khuẩn trong các nồng độ perchlorate khác nhau.
Vi khuẩn Planococcus halocryophilus có khả năng sống sót trong một chất hóa học được phát hiện trên sao Hỏa.
Nhiệt độ trung bình của sao Hỏa rơi vào khoảng -60°C, và tại các cực nhiệt độ giảm xuống tận -125°C. Nhóm nghiên cứu còn đưa vi khuẩn vào nhiều chu kỳ đông lạnh/làm tan từ -50°C đến 25°C.
Họ thấy rằng tỷ lệ chúng sống sót trong perchlorate thật ra thấp hơn nhiều so với những môi trường còn lại.
Tuy nhiên, theo Jacob Heninz thuộc Đại học Kỹ thuật Berlin, sự hiện diện của chất này không hẳn "ngăn cản sự sống phát triển trên sao Hỏa hoặc bất cứ nơi nào khác".
Anh cho biết trong nồng độ perchlorate 10% thì vi khuẩn vẫn có thể sinh sôi. Trong khi đó, perchlorate chỉ chiếm ít hơn 1% trọng lượng đất trên bề mặt sao Hỏa.
Tại sa mạc Atacama (môi trường khô hạn nhất thế giới) ở Chile và một số khu vực của Nam Cực tồn tại mức độ perchlorate tương đối cao. Rất có thể vi khuẩn đã tiến hóa để chống chọi lại với điều kiện mang độc tính như vậy, theo Theresa Fisher tại Đại học bang Arizona.
Theo cô, khi vi khuẩn bị căng thẳng, chúng sẽ hình thành phản ứng sốc. Tiếp theo, chúng sản xuất các loại protein riêng biệt để điều chỉnh, sống sót và thích nghi trong môi trường bất lợi.
Cùng với việc khám phá ra đại dương bên dưới bề mặt vệ tinh Europa của sao Mộc, vật chất hữu cơ trên sao Hỏa, và lỗ thủy nhiệt trong đại dương của vệ tinh Enceladus quay quanh sao Thổ, giới khoa học suy đoán có thể tồn tại sự sống ngoài Trái Đất.
Tuy nhiên, sự sống trên những hành tinh đó phải đối mặt với môi trường cực kì khắc nghiệt.
Vi khuẩn Planococcus halocryophilus.
- Nguồn gốc vệ tinh Phobos của sao Hỏa (Thứ bảy, 29/09/2018 02:09)
- Cuối cùng NASA cũng đã tìm ra robot bị mất tích trên sao Hỏa,... (Thứ bảy, 29/09/2018 01:09)
- Isaac Newton dự đoán thế giới sẽ kết thúc vào năm 2060 (Thứ sáu, 28/09/2018 01:09)
- Khám phá sửng sốt núi lửa băng đá cổ quanh hành tinh lùn (Thứ năm, 27/09/2018 03:09)
- Bí ẩn khó giải quanh ngôi sao neutron kì lạ gây tò mò (Thứ năm, 27/09/2018 03:09)
- Robot Nhật Bản lần đầu tiên hạ cánh xuống tiểu hành tinh (Thứ Hai, 24/09/2018 12:09)
- Hành tinh Vulcan trong phim Star Trek có thật, là siêu Trái đất! (Thứ bảy, 22/09/2018 03:09)
- NASA phát hiện một "siêu Trái đất" đang bốc hơi (Thứ bảy, 22/09/2018 03:09)
- Phát hiện ngoại hành tinh mới lớn gấp đôi Trái đất (Thứ bảy, 22/09/2018 12:09)
- Nguồn gốc của băng và các chất hữu cơ trên Sao Thủy (Thứ sáu, 21/09/2018 10:09)
-
Video: Cua dùng càng giật nắp chai bia
-
Video: Cận cảnh quá trình tan chảy của thuốc trong dạ dày cực đẹp mắt
-
Máy bay vũ trụ nhanh gấp đôi âm thanh phóng thử thành công
-
Video: Du hành đến "vườn ươm sao" cách Trái Đất 1.500 năm ánh sáng
-
Tên lửa Trung Quốc phát nổ và rơi gần một ngôi làng có người sinh sống sau khi phóng
-
Thiết phiến – Vũ khí đáng sợ của các nữ ninja Nhật
Chủ nhật, 06/05/2018 02:05
-
Miệng địa ngục bốc cháy suốt 50 năm
Chủ nhật, 06/05/2018 12:05
-
Công nghệ mới giúp bậc cha mẹ có được mô hình 3D của thai nhi
Thứ bảy, 05/05/2018 01:05
-
Hố cháy đen sâu 8m làm dấy lên giả thuyết về UFO hạ cánh
Thứ sáu, 04/05/2018 04:05
-
Vẻ đẹp không tì vết của những xác ướp hồ Natro
Thứ sáu, 04/05/2018 04:05