Ngôi sao siêu lớn biến mất khiến giới thiên văn bối rối

Kính Viễn vọng Không gian Hubble phát hiện một ngôi sao siêu lớn cách Trái Đất 22 năm ánh sáng biến mất đột ngột mà không rõ nguyên nhân.

Xem thêm:

  • 10 hành tinh kỳ lạ của vũ trụ bạn đã biết chưa!
  • Nếu không có bộ đồ phi hành gia bảo vệ, con người có thể sống bao lâu trong vũ trụ?
  • Nguyên nhân ban đầu được cho đây là 1 vụ siêu tân tinh thất bại của ngôi sao khi không phát nổ mà nó chỉ sáng lên trong 1 chốc nhất thời ! Hôm nay cùng robocon tìm hiểu về siêu tân tinh và vụ nổ thất bại của siêu tân tinh nhé !

    Siêu tân tinh hay sao siêu mới, là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn, cấp sao biểu kiến tăng lên đột ngột hàng tỉ lần, rồi giảm dần trong vài tuần hay vài tháng. Tổng năng lượng thoát ra đạt tới 1044J. Cấp sao tuyệt đối có thể đạt đến -20m

    Vuj nổ siêu tân tinh

    Có hai kiểu nổ. Trong kiểu thứ nhất, các sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó, cho đến lúc mật độ và áp suất tăng cao gây nên bùng nổ. Trong kiểu thứ hai các sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó, cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch. Trong cả hai kiểu này, một lượng lớn vật chất của sao bị đẩy bật ra không gian xung quanh.

    Kiểu nổ thứ nhất kết thúc một quá trình sống của một ngôi sao, kết quả có thể là nhân ngôi sao trở thành sao lùn trắng, sao neutron (pulsar, sao từ, sao hyperon hay sao quark...) hay hố đen tùy thuộc chủ yếu vào khối lượng ngôi sao. Các vật chất lớp vỏ sao bị bắn vào khoảng không giữa các vì sao trở thành tàn tích siêu tân tinh.

    Làm Mới
    Bài viết cùng chuyên mục