Lộ diện hóa thạch xương hàm của chủng người mà chúng ta chưa biết

Một ngư dân người Đài Loan đã phát hiện hóa thạch xương hàm của người ở gần quần đảo Bành Hồ. Đây có thể là bằng chứng về một chủng người mà chúng ta chưa biết ở châu Á và châu Âu từ 200.000 năm trước.

Vài răng vẫn tồn tại trên mẩu hóa thạch xương hàm Bành Hổ 1

Vài răng vẫn tồn tại trên mẩu hóa thạch xương hàm Bành Hổ 1

Một ngư dân Đài Loan phát hiện hóa thạch xương hàm với nhiều răng trong một vùng biển gần quần đảo Bành Hồ, Đài Loan và bán nó cho một cửa hàng đồ cổ. Sau đó một nhà sưu tầm mua lại nó rồi tặng Bảo tàng khoa học tự nhiên của Đài Loan.

Chun-Hsiang Chang, một chuyên gia của bảo tàng, nhận thấy đây không phải là hóa thạch bình thường. Vì thế ông cùng các đồng nghiệp trong bảo tàng và nhiều nhà khoa học từ Đại học Tokyo tại Nhật Bản nghiên cứu hóa thạch Họ nhận định Bành Hổ 1, tên của hóa thạch có thể là bằng chứng về sự tồn tại của một chủng người nữa ở châu Á và châu Âu trong khoảng thời gian từ 100.000 tới 200.000 năm trước. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng người Neanderthal, Denosovan và Homo floresiensis (hay người lùn) từng sống ở châu Âu và châu Á trong cùng khoảng thời gian đó.

"Phần hàm dưới khác biệt rõ ràng so với hàm dưới của người Homo erectus ở miền bắc Trung Quốc và đảo Java của Indonesia Rất có thể nó là đặc điểm đại diện cho một chủng người mà giới khoa học chưa từng biết. Hóa thạch nhỏ này có ý nghĩa vô cùng lớn", CNN dẫn lời Yousuke Kaifu, một nhà nghiên cứu của Đại học Tokyo.

Giới nhân chủng học tin rằng trong quá trình tiến hóa, phần hàm và răng của con người ngày càng nhỏ. Tuy nhiên, khác với những hóa thạch cùng thời đại, phần răng của Bành Hồ 1 lại dày và có răng hàm lớn, cho thấy nó thuộc một chủng khác.

"Chúng tôi dự đoán hóa thạch từng là một bộ phận của người trưởng thành, thậm chí người già, bởi mức độ mòn của răng khá cao", Chang nói.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục