Hóa thạch khủng long có cánh lớn nhất thế giới ở Trung Quốc

Đã có rất nhiều mẫu hóa thạch được tìm thấy ở Trung Quốc và mới đây các nhà khoa học đã phát hiện một hóa thạch khủng long có cánh lớn nhất thế giới ở Đông Bắc Trung Quốc. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng cánh của chúng lại không dùng để bay mà là để ấp trứng hoặc thu hút bạn tình.

Hóa thạch khủng long có cánh lớn nhất thế giới ở Trung Quốc

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hóa thạch khủng long có cánh lớn nhất trong các loài đã biết ở Trung Quốc. Toàn thân và các chi của nó được phủ nhiều lớp lông bóng mượt. Theo nghiên cứu chúng sống cách đây 125 triệu năm trước và được đặt tên là Zhenyuanlong suni ("long" có nghĩa là con rồng theo tiếng phổ thông Trung Quốc).

Trong 20 năm qua, các nhà khoa học đã tìm thầy hàng nghìn mẫu hóa thạch khủng long có lông vũ ở tỉnh Liêu Ninh, phía Đông Bắc Trung Quốc. Một trong những phát hiện quan trọng nhất ở đây là loài khủng long dromaeosaurs bao gồm loài Velociraptor xuất hiện ở Công viên kỷ Jura nổi tiếng và loài Microraptor, một trong rất ít loài khủng long mà các nhà khoa học cho rằng chúng có thể bay.

Hóa thạch khủng long có cánh lớn nhất này hầu như còn đầy đủ

Hóa thạch khủng long có cánh lớn nhất này hầu như còn đầy đủ

Tuy nhiên, loài khủng long có cánh mới phát hiện này lại đặt ra một câu hỏi lớn về chức năng của cánh và lông của chúng khi chúng thực sự không dùng để bay. Theo nghiên cứu, loài khủng long này dài 1,65 m, dài hơn một chút so với một con xạ điêu ngày nay nhưng ước tính nó chỉ nặng 20kg, gấp 20 lần một con chim.

Với khối lượng đó cùng với đôi cánh rất ngắn so với hầu hết loài dromaeosaur khác, chắc chắn chúng không thể bay. Không giống các loài khủng long có lông vũ khác, loài Zhenyuanlong diện một bộ cánh đầy đủ và phức tạp gồm lông vũ đặc trưng giống như các loài chim ngày nay.

Loài khủng long này không biết bay và cánh dùng để thực hiện các chức năng khác

Loài khủng long này không biết bay và cánh dùng để thực hiện các chức năng khác

Vậy chúng dùng để làm gì? Có nhiều khả năng, cánh và lông của chúng thực hiện các chức năng khác như thu hút bạn tình hoặc ấp trứng. Mặt khác, các nhà khoa học cũng nói rằng, có thể cánh của chúng dùng để nhảy xuống từ gờ đá hoặc cũng có thể để chạy lên dốc đứng. Điều này được suy đoán từ cách thực hiện của các loài chim không biết bay ngày nay.

Phát hiện này đặc biệt quan trọng vì nó giúp hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của loài khủng long có cánh. Các nhà nghiên cứu cho biết, có thể loài Zhenyuanlong tiến hóa từ loài khủng long tổ tiên biết bay. Tương tự cách mà các loài chim không biết bay như đã điểu chim cánh cụt tiến hóa từ tổ tiên biết bay của chúng.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục