Phát hiện hóa thạch loài sâu có bộ hàm lớn nhất thế giới, dài gần 2m

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài sâu mà theo họ là có bộ hàm lớn nhất trong họ giun trên Trái Đất, từng tồn tại cách đây khoảng 400 triệu năm.

Hóa thạch loài sâu có bộ hàm lớn nhất thế giới

Mới đây, các nhà khoa vừa phát hiện một loài sâu tên Websteroprion có 6 chân, dài gần 2 mét tồn tại vào khoảng 400 triệu năm trước.

Mẫu hóa thạch của loài sâu này được tìm thấy.

Mẫu hóa thạch của loài sâu này được tìm thấy.

Họ tìm thấy hóa thạch của loài sâu đặc biệt này ở vịnh Hudson gần Ontario, Canada. Dựa vào mẫu hóa thạch các nhà khoa học đã phục chế thành công hình dạng và đặc điểm của nó.

Ông Parry, một nghiên cứu sinh tại Đại học Bristol cho biết: "Thông qua nghiên cứu, chúng tôi đã mô tả thành công những con sâu lông lớn nhất từng được biết đến trên Trái Đất

Hình ảnh minh họa loài sâu có bộ hàm lớn nhất thế giới.

Hình ảnh minh họa loài sâu có bộ hàm lớn nhất thế giới.

Websteroprion sở hữu nhiều lông cảm ứng giúp phát hiện và định vị con mồi. Không những thế, nó còn có một hàm răng thuộc họ cá sấu có lực cắn cực mạnh.

Ông Parry cũng cho biết họ hàng gần nhất của Websteroprion vẫn tồn tại, đó là loài sâu Bobbit, Nhưng những "hậu bối" này lại có kích thước khá khiêm tốn.

Dẫu vậy, theo các nhà khoa học tập tính săn mồi theo kiểu "núp bụi" vẫn còn được duy trì đến nay.

Lực cắn cực mạnh của Websteroprion cũng giống như rùa cá sấu

Lực cắn cực mạnh của Websteroprion cũng giống như rùa cá sấu.

Theo phán đoán, Websteroprion có tập tính săn mồi gần giống với sâu Bobbit.

Với việc khám phá ra Websteroprion đã thiết lập kỷ lục loài sâu có bộ hàm lớn nhất thế giới.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục