6 sai lầm mà mọi người thường mắc phải khi mua TV

Khi máy chơi game console thế hệ mới đã đến rất gần, và nguồn cung cấp nội dung HDR độ nét cực cao đang ngày càng dồi dào hơn, năm 2020 chắc chắn là thời điểm tuyệt vời để mua một chiếc TV mới. Tuy nhiên, trước khi quyết định mua, hãy tránh 6 sai lầm dưới dây.

6 sai lầm mà mọi người mắc phải khi mua một chiếc TV

Chọn TV dựa trên hình ảnh demo tại cửa hàng

Nhiều người trong chúng ta đã phụ thuộc quá nhiều vào việc xem hình ảnh demo tại cửa hàng. Chúng ta thường nghĩ rằng, thấy được sản phẩm là đủ tin tưởng, vậy tại sao, bạn không nên đưa ra quyết định mua một sản phẩm dựa trên hàng trưng bày? Dẫu lý thuyết nghe có vẻ hay ho, thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn khác.

Một điều cần xem xét là một số TV được tích hợp chế độ trình diễn (demo) cụ thể từ nhà sản xuất, trong khi số khác lại chỉ hiển thị nguồn cấp cơ bản trên mọi màn hình. Không phải lúc nào nguồn cấp này cũng đạt mức 1080p, chứ chưa nói đến 4K hay HDR. Thật khó để đưa ra đánh giá công bằng mà không biết TV thực sự có khả năng gì khi bạn cung cấp cho nó một nguồn vào chất lượng cao, chẳng hạn Blu-ray UHD.

Bên cạnh đó, có rất nhiều thiết lập trên TV. Hầu hết đều có chế độ demo được thiết kể để sử dụng trong các cửa hàng, và những chế độ này có xu hướng đẩy mọi thứ lên quá trớn. Bạn sẽ thấy màu sắc quá bão hòa, độ sáng tối đa nhất có thể và thậm chí là có một vài tính năng làm nét hình ảnh nhân tạo.

Điều này giúp một số mẫu nhất định nổi bật nhất trên dàn sản phẩm có trong cửa hàng, nhưng đó không phải là sự thể hiện chính xác về cách bạn sử dụng TV lâu dài.

Nó cũng khiến việc chọn mua một chiếc TV cho mục đích chơi game trở nên không rõ ràng. Phần lớn quá trình xử lý ảnh được áp dụng trong cửa hàng đều gây ra độ trễ đáng kể khi sử dụng với một cỗ máy console hay PC. Thực tế, bạn có thể sẽ muốn xem TV trông như thế nào khi tắt những thứ đó đi.

6 sai lầm mà mọi người mắc phải khi mua một chiếc TV

Ngay cả chính các bản demo trong cửa hàng cũng có thể gây hiểu nhầm. Nếu đã từng xem quảng cáo về một chiếc TV "HDR độ nét cao", bạn sẽ quen thuộc với một số "thủ thuật" mà những nhà sản xuất áp dụng. Họ luôn tạo ảo giác rằng, sản phẩm của họ đang thúc đẩy một số pixel quan trọng, ngay cả khi bạn đang xem quảng cáo trên màn hình hiện tại của mình.

Các bản demo tại cửa hàng cũng có thể hữu ích, nhưng không phải để đánh giá chất lượng hình ảnh cũng như âm thanh. Hiếm khi điều kiện ánh sáng trong cửa hàng giống với điều kiện ánh sáng trong phòng khách hoặc phòng hát của bạn.

Tuy nhiên, góc nhìn lại không bị ảnh hưởng bởi môi trường cửa hàng bán lẻ. Nếu mua một chiếc TV cho cả gia đình hoặc nhóm bạn bè cùng xem, hãy kiểm tra tại cửa hàng để đảm bảo mọi người có thể nhìn thấy màn hình, bất kể họ đang ngồi ở đâu.

Bạn cũng có thể đánh giá xem liệu mình có thích thiết kế tổng thể của TV hay không. Cụ thể là liệu viền màn hình có đủ mỏng hay không? Chân đế có lung lay quá nhiều không? Có thể đặt soundbar bên dưới màn hình hay cần đến giá treo tường? Những điều này sẽ rất khó đánh giá khi chỉ nhìn sản phẩm trên Amazon.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải đánh giá cách bạn tương tác với TV. Hệ điều hành của nó phản hồi như thế nào? Bạn có cảm thấy điều khiển từ xa dễ cầm hay không? TV khởi động từ chế độ chờ nhanh như thế nào? Hãy nhớ rằng, một số mẫu TV cũng có thể được cập nhật phần mềm để có thể cải thiện hơn so với những mẫu đặt tại cửa hàng, vốn hiếm khi được cập nhật.

Nghe lời tư vấn của nhân viên bán hàng

Hầu hết các cửa hàng trong chuỗi bán lẻ lớn đều đào tạo nhân viên của họ với mục đích bán được hàng, thay vì đưa ra lời khuyên khách hàng cho người dùng. Mục tiêu chính của họ chính là kiếm tiền. Điều này đồng nghĩa rằng họ sẽ thường hướng bạn đến những lựa chọn đắt tiền hơn, dù bạn không nhất thiết phải muốn hoặc cần chúng.

Thực tế, nhân viên cửa hàng không phải lúc nào cũng là người hiểu rõ nhất về sản phẩm mà cửa hàng đang bán. Làm việc nhiều giờ với mức lương ít ỏi, đó là công việc kiếm tiền chứ không phải đam mê. Đó là lý do tại sao lĩnh vực bán lẻ lại có tỉ lệ doanh thu cao nhất so với bất kỳ ngành nào.

Thế nên, việc đào tạo kỹ lưỡng mọi nhân viên mới không phải là điều cần được ưu tiên. Ngoài ra, nếu làm việc trong một bộ phận bán từ 50 đến 100 mẫu khác nhau, bạn khó lòng hiểu rõ về tất cả chúng.

Các nhân viên cửa hàng thường quảng cáo một số sản phẩm cụ thể bởi đó là những gì quản lý yêu cầu họ làm. Nếu đang làm theo mô hình hoa hồng, họ cũng có thể nhận được một khoản phí thưởng nếu hướng bạn đến một mẫu đắt hơn so với những gì bạn cần.

6 sai lầm mà mọi người mắc phải khi mua một chiếc TV

Các đại diện thương hiệu có thể hiểu sản phẩm rõ hơn nhiều so với những nhân viên bán lẻ nói chung. Rõ ràng, tại sao đại diện của 1 thương hiệu cụ thể lại phải đưa ra lời khuyên khách quan nếu sản phẩm của đối thủ tốt hơn và nên mua? Tất cả đều vì mục đích lợi nhuận, thế nên, hãy nghe những lời khuyên của họ nhưng đừng tin tưởng hoàn toàn vào chúng.

Cũng cần nói thêm rằng, các đơn vị bán lẻ chuyên nghiệp (thường là những cửa hàng độc lập) đào tạo nhân viên của họ nhằm mang đến khách hàng một sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như ngân sách của họ. Tuy nhiên, bạn phải luôn sáng suốt khi lựa chọn.

Để có được ý kiến thực sự không thiên vị, hãy xem các nguồn độc lập, chẳng hạn như nhà báo, reviewer hay những chuyên gia trong ngành. Những bài đánh giá này có rất nhiều trên internet.

Tin tưởng rằng chi nhiều tiền hơn sẽ có chất lượng hình ảnh cao hơn

TV giá rẻ không có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận hy sinh chất lượng hình ảnh. Đây là lý do tại sao cả TCL và Hisense đều giành được thị phần rất lớn khi bán những chiếc TV "không được bổ sung nhiều tính năng nâng cao" với mức giá phải chăng.

Bạn có thể chi gấp đôi giá của một thứ gì đó như TCL 6-Series (650 USD cho một chiếc TV 55 inch) và bằng một cách diệu kỳ nào đó, nó lại có chất lượng hình ảnh kém hơn. Sao có thể như thế được? Thực tế, bạn đang trả tiền cho các tính năng chứ không phải là chất lượng hình ảnh đẹp hơn.

Các nhà sản xuất như TCL đã giải quyết vấn đề ngân sách bằng cách cắt giảm những sản phẩm của họ xuống mức giá tối thiểu để có thể gây ấn tượng. Đối với 6-Series, nó có tấm nền 4K chất lượng tốt, mang lại hình ảnh tươi sáng cùng tính năng làm mờ cục bộ mini-LED nhằm cải thiện khả năng tái tạo màu đen.

Những gì bạn sẽ không có trên chiếc TV này đó là độ phân giải 8K, bộ xử lý hình ảnh thế hệ tiếp theo, khả năng xử lý chuyển động, tần số quét 120Hz hay cổng HDMI 2.1.

Nếu muốn upscale tốt hơn, thế hệ HDMI mới nhất sẽ rất phù hợp cho việc chơi game next-gen, và một tần số quét cao sẽ mang lại chuyển động mượt mà hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chi nhiều tiền hơn hoặc chấp nhận đánh đổi chất lượng hình ảnh để có được nó. Hầu như không có một chiếc TV hạng trung nào có thể làm được tất cả.

Chất lượng hình ảnh được xác định bởi loại tấm nền, tỉ lệ tương phản, độ sáng tổng thể cùng nhiều yếu tố khác, bao gồm cả việc TV có đèn nền hay tính năng làm mờ cục bộ (local dimming) hay không.

Có nhiều tính năng khác đi kèm với TV nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh. Để cải thiện chất lượng hình ảnh, thậm chí là vượt ra khỏi mức ngân sách phù hợp, bạn sẽ phải chi nhiều hơn đáng kể cho một mẫu cao cấp hơn hoặc hi sinh một số thứ để cân bằng với hầu bao của mình.

Tin tốt là, nếu chỉ muốn 1 chiếc TV có hình ảnh đẹp để phát một số chương trình và phim, bạn sẽ không cần phải chi một số tiền lớn cho các tính năng mà bạn không sử dụng.

Quên dành ra một khoản cho soundbar

Khi các TV ngày càng mỏng hơn và viền màn hình được thu nhỏ lại, những nhà sản xuất có ít không gian hơn cho hệ thống loa tích hợp. Trên thực tế, hầu hết các chiếc TV thậm chí còn không đặt loa đối diện trực tiếp với người xem. Thay vào đó, các nhà sản xuất hướng loa xuống phía dưới để âm thanh "dội" về phía người xem.

Điều này dẫn đến khả năng tái tạo kém, đặc biệt là đối với việc phản hồi âm trầm (bass). Chiếc TV tiếp theo của bạn có thể có âm thanh tệ hơn chiếc TV mà bạn đang sử dụng, ngay cả khi đó là mẫu flagship. Nếu âm thanh là thứ quan trọng, bạn chắc chắn sẽ muốn dành ngân sách cho soundbar hoặc âm thanh vòm.

Các soundbar là một lựa chọn lý tưởng cho những người thiếu không gian hoặc không đủ chi phí để có âm thanh vòm thích hợp. Bạn có thể tìm thấy một soundbar phù hợp với bất kỳ mức giá nào, và bất kỳ soundbar nào cũng tốt hơn là không có.

Nếu chi tiêu nhiều hơn một chút, bạn có thể đầu tư vào bộ thu, loa vệ tinh và loa siêu trầm (subwoofer) để có được âm thanh vòm chân thực.

6 sai lầm mà mọi người mắc phải khi mua một chiếc TV

Nếu đang tìm soundbar, hãy để ý đến ARC hoặc eARC. ARC là viết tắt của Audio Return Channel, tức kênh trả về âm thanh. Nó có nhiệm vụ xuất ngược âm thanh ra hệ thống âm thanh bên ngoài và đơn giản hóa quá trình kết nối soundbar với TV rất nhiều. Bạn có thể sử dụng cáp HDMI để kết nối soundbar với TV của mình. Sau đó, TV sẽ xuất đúng nguồn đến soundbar, dù nguồn đó là đầu phát Blu-ray, console hay hộp cáp.

eARC là thế hệ tiếp theo của ARC, và nó cung cấp khả năng bù đắp lip-sync tốt hơn cùng băng thông cao hơn nhằm hỗ trợ các công nghệ như Dolby Atmos và Dolby TrueHD. Bạn luôn có thể kết nối soundbar của mình thông qua một sợi cáp chuyên dụng, nhưng sử dụng ARC sẽ giúp bạn không phải quá lo lắng về việc nhiều hơn một sợi cáp. Thậm chí, một số soundbar còn có thêm các cổng HDMI ARC bổ sung nếu bạn cần.

Nếu dự định chi tiêu nhiều vào một chiếc TV, hãy nhớ rằng, ngay cả chất lượng hình ảnh tốt nhất trên thế giới cũng không thể bào chữa cho âm thanh nhỏ bé, thiếu lôi cuốn.

Bỏ qua Smart TV

Lần cuối cùng bạn mua một chiếc TV, có thể bạn đã quyết định không muốn có mẫu "Smart" (thông minh). Có thể phần mềm trên TV lúc đó bị chậm hoặc không thể sử dụng được. Hoặc cũng có thể, bạn không muốn chia sẻ thói quen xem của mình với các bên thứ ba.

Đáng tiếc, hầu hết mọi TV hiện nay đều là dạng thông minh. Nếu muốn có các tính năng cùng những tiến bộ công nghệ mới nhất, bạn sẽ phải chấp nhận và mua một chiếc TV thông minh. Bạn có thể tìm thấy một vài mẫu cũ hơn không có những tính năng này, nhưng tại sao bạn lại muốn mua một chiếc TV đã lỗi thời?

Bạn có thể bỏ qua các tính năng thông minh nếu muốn. Điều này có thể khá đơn giản, chẳng hạn như không bao giờ kết nối TV mới với internet, nhưng chẳng ai khuyên bạn nên làm như vậy. Hầu hết nhiều nhà sản xuất TV hiện nay đều cung cấp các bản cập nhật thông qua web. Chúng thường bổ sung tính năng mới, sửa lỗi hay thậm chí là mở khóa chức năng HDMI 2.1 (đối với một số mẫu TV TCL cũ hơn).

Bạn có thể gắn Chromecast, Apple TV hay Roku để phát trực tuyến. Dẫu các giao diện TV đã đi một chặng đường dài trong một thập kỉ qua, các hộp phát trực tuyến thậm chí còn làm tốt hơn.

Nếu bạn hoàn toàn quyết tâm mua một chiếc TV không-thông-minh, thì lựa chọn duy nhất của bạn chỉ có thể là máy chiếu hoặc màn hình chơi game định dạng lớn (BFGD). Các chiếc máy chiếu đắt tiền, thường đòi hỏi nhiều không gian và phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng trong phòng.

BFGD cũng đắt ngang ngửa với những chiếc TV flagship từ LG hay Samsung. Tuy nhiên, chúng thiếu đi một bộ điều chỉnh để xem trên mặt đất, hay đối với trường hợp của ASUS PG65UQ, nó có nhiều quạt tản nhiệt ồn ào nằm bên trong.

Bỏ qua phiên bản này để chờ đợi một phiên bản nâng cấp tốt hơn

Bạn cần một chiếc TV hay bạn muốn có 1 chiếc TV? Nếu bạn muốn có một chiếc TV và đủ khả năng, hãy mua 1 chiếc TV mà bạn hài lòng với mức giá phù hợp với hầu bao của mình.

Những người đam mê và thích mua sắm thường có xu hướng chờ đợi điều lớn lao tiếp theo trước khi chấp nhận chi tiền ra. Điều này có thể trở thành một trường hợp của nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO - Fear of Missing Out), khiến bạn khó có thể mua được bất cứ thứ gì vì lo lắng sẽ bỏ lỡ những gì đến trong năm tới.

Công nghệ hiển thị dường như đang phát triển với tốc độ rất nhanh so với thời những chiếc CRT "to béo" hay các tấm nền LCD phẳng đầu tiên. Điều này có thể khiến một số người nghĩ rằng, các công nghệ như MicroLED and QNED – cả hai vẫn chưa khả thi về mặt thương mại trong nhiều năm – đang rất cận kề.  

Ngay cả khi những công nghệ này xuất hiện trên thị trường TV tiêu dùng, chúng sẽ có giá rất đắt đỏ.

6 sai lầm mà mọi người mắc phải khi mua một chiếc TV

Tuy nhiên, cũng có khả năng, các công nghệ này sẽ khiến những gì hiện có trên thị trường tan thành mây khói. Dù điều này có thể đúng ở một mức độ nhất định, nhưng nếu bạn hài lòng với chiếc TV mới của mình trong năm 2020, tại sao lại để lời hứa một mẫu TV tốt hơn "làm mưa làm gió" bản thân bạn trong năm sau? Sự xuất hiện của công nghệ mới không làm suy giảm công nghệ hiện có, nó chỉ thay đổi nhận thức của bạn.

Ngoài ra, còn có rất nhiều rủi ro đi kèm với việc trở thành người dùng đầu tiên, như một khoản phí bảo hiểm khổng lồ cho một công nghệ, vốn có thể không tuyệt vời giống như chúng ta tưởng.

Chỉ vài năm trước, những bộ màn hình OLED có giá đắt gấp đôi so với hiện tại. Chúng cũng khá dễ bị burn-in (lưu ảnh vĩnh viễn). Giờ đây, chúng đã rẻ hơn và bền bỉ hơn để chống lại burn-in (dù rằng vấn đề này vẫn còn tồn tại).

Tốt hơn hết là bạn nên mua 1 công nghệ đã trưởng thành, đang đạt đến đỉnh vao về hiệu năng tổng thể, thay vì một công nghệ non trẻ vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Tìm ra chiếc TV hoàn hảo cho nhu cầu

Giờ đây, bạn đã biết những điều cần tránh. Đây là lúc để bạn chọn mua TV mới! Một lần nữa, chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra các nguồn độc lập chẳng hạn như RTINGS, hoặc tìm kiếm kỹ hơn trên Google.

Việc nghiên cứu kỹ sẽ rất hữu ích trong việc giúp bạn xác định điều gì quan trọng nhất đổi với bản thân, đặc biệt là trong trường hợp giá bán là một mối lo ngại. Nếu không có mục đích chơi game thế hệ tiếp theo hay những nhu cầu chuyên sâu, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền bằng cách chọn sản phẩm giá rẻ phù hợp và tận hưởng chúng.

 theo How To Geek

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục